Bài viết này mình nhắm tới những bạn mới sở hữu Quest 2, vẫn còn đang bỡ ngỡ chưa biết chút gì về Quest 2. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn nhanh chóng làm quen với em Quest 2 thân yêu của mình!
NỘI DUNG {alertInfo}
1. Cân chỉnh thiết bị sao cho thoải mái nhất
Việc cân chỉnh thiết bị đeo trước khi trải nghiệm rất quan trọng, nó quyết định bạn có thể chơi được lâu hay không. Nếu bạn cân chỉnh hợp lý, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái khi đeo cũng như khi nhìn, bạn sẽ không bị mỏi mắt hay mỏi cổ. Ngược lại, nếu không cân chỉnh hợp lý sẽ khiến bạn bị mỏi mắt vì nhìn bị mờ, nhòe, cảm giác đau cổ...
1.1 - Xác định IDP của bản thân
IPD (interpupillary distance) là khoảng cách giữa 2 đồng tử mắt (con ngươi). Khoảng cách đo bằng milimét giữa tâm đồng tử mắt trái tới tâm đồng tử mắt phải. Khoảng cách này không giống nhau giữa những người khác nhau cũng như phụ thuộc vào việc họ đang nhìn một vật ở gần hay ở xa.
Con người có đủ hình dạng và kích cỡ, đủ các chủng tộc nên không phải ai cũng giống nhau về cơ địa. Nếu bạn đã từng sử dụng qua ống nhòm thì bạn sẽ thấy khoảng cách giữa 2 ống kính của ống nhòm có thể điều chỉnh được để phù hợp với những người dùng khác nhau.
Việc điều chỉnh IPD trong kính thực tế ảo tức là điều chỉnh khoảng cách giữa 2 màn hình phía trong để cho người chơi có một tầm nhìn phù hợp nhất đối với cơ địa của mình. Nếu IPD không phù hợp thì dễ dẫn tới trường hợp hình ảnh không được sắc nét hay bị mỏi mắt.
Hầu hết các kính thực tế ảo trên thị trường đều sử dụng 2 màn hình độc lập bên trong kính, nên khá dễ dàng điều chỉnh IPD một cách thủ công
1.2 - Đặt khoảng cách thấu kính phù hợp
Sau khi hiểu về IDP chúng ta sẽ tiến hành thay đổi khoảng cách của thấu kính trên quest 2 cho phù hợp. Hiện tại Quest 2 hỗ trợ 3 mức IDP và phải chỉnh thủ công không như Pico 4 hoặc Quest Pro có thể điều chỉnh tự động.
3 mức IDP của Quest 2 là:
- Mức 1 (gần nhất, 58mm) - Khoảng IDP 61mm hoặc nhỏ hơn
- Mức 2 (trung bình, 63mm) - Khoảng IDP từ 61mm tới 66mm
- Mức 3 (rộng - 68mm) - Khoảng IDP 66mm hoặc lớn hơn
Các mức chỉnh IDP của Quest 2 hơi bị hạn chế nên sẽ có nhiều người không phù hợp với cả 3 mức độ trên. Tuy nhiên, các bạn có thể kéo khoảng cách giữa các mức (tức khoảng giữa mức 1 - 2, giữa 2 - 3)
1.3 - Đeo thêm kính cận nếu bạn bị cận
Nếu bạn bị cận thì đừng lo nhé, các bạn hoàn toàn có thể vừa đeo kính cận vừa chơi được. Hoặc các bạn có thể lựa chọn mua thêm bộ phụ kiện tròng kính cận để gắn lên thấu kính quest 2 nha.
1.4 - Siết dây đeo đầu đủ chặt
Sau khi đã xác định được vị trí kính phù hợp với mắt, chúng ta cần siết quai đeo sao cho cố định được vị trí của kính. Quai đeo (Strap) mặc định của Quest 2 sẽ hơi khó chịu chút, cũng vì thiết kế của Quest 2 dồn toàn bộ phần cứng vào kính nên trọng lượng tập trung vào kính khiến việc đeo bị mất cân bằng, đeo lâu gây cảm giác khó chịu.
Bạn có thể mua strap khác thay thế strap mặc định của Quest 2. Mình khuyến khích dùng strap BoboVR M2 Pro kèm pin, sử dụng strap này, pin của Quest 2 sẽ được mở rộng thêm, thay thế pin cũng sẽ nhanh hơn. Hơn thế nhờ có quả pin rời gắn phía sau sẽ giúp cân bằng trọng lực trước và sau, đeo lâu sẽ ko bị khó chịu như khi dùng Strap zin.
2. Tay cầm điều khiển (Quest 2 Controller)
Quest 2 cung cấp 2 tay cầm điều khiển (Controller) : Left controller và right controller. 2 tay cầm này các bạn sẽ cầm trên 2 tay của mình, trong thế giới thực tế ảo, chúng sẽ là 2 bàn tay trái và phải của bạn giúp các bạn thao tác trong không gian ảo đó. Hãy cùng mình tìm hiểu qua về bộ tay cầm này nha!
2.1 - Giới thiệu các nút bấm
2.2 - Đeo dây an toàn
Mỗi controller quest 2 đều được gắn 1 sợi dây an toàn, sợi dây này sẽ giúp cho controller không bị rơi trong quá trình chơi. Vì khi chơi có rất nhiều thao tác dễ khiến controller bay khỏi tay người chơi (thao tác ném bom, phi dao...chẳng hạn). Mà giá để mua controller mới chẳng hề rẻ chút nào (khoảng hơn 3tr cho controller quest 2 và hơn 6tr cho controller quest pro).
2.3 - Cách thay pin
Mỗi controller sử dụng 1 viên pin tiểu AA 1.5V. Các bạn chỉ cần trượt nắp đậy pin ra là có thể thay thế được pin. Các bạn lựa pin lưu ý chọn đúng loại pin 1.5V nha. Có 1 số pin sạc chỉ có 1.2V, lắp vào controller vẫn hoạt động tuy nhiên bạn sẽ gặp phải 1 số vấn đề về tracking
2.4 - Thao tác cầm nắm (Grip Buttons)
Trong thực tế ảo, việc cầm nắm đồ vật là việc gần như không thể thiếu, phía trên là cách mà mình vẫn thao tác mỗi khi muốn cầm 1 vật gì đó.
2.5 - Thao tác cầm và bóp cò (Grip Buttons + Trigger Buttons)
Những tựa game hành động, bắn súng thì việc cầm nắm và bóp cò súng là điều chắc chắn rồi nhỉ ^^
2.6 - Di chuyển bằng Thumbstick buttons
Mỗi controller đểu có 1 nút thumbstick, nút này có thể điều hướng chuyển động hoặc nhấn xuống. Thông thường trong game, tay trái sẽ dùng làm phím di chuyển chạy tới chạy lui còn tay phải sẽ xoay hướng...thao tác cũng tùy vào game bạn chơi. Nút thumbstick còn có tác dụng cuộn trang khi xem web hoặc xem danh sách...
3. Căn chỉnh lại vị trí trung tâm
Nhiều khi chúng ta chơi, ví trí trung tâm bị thay đổi hay nhiều lúc bạn muốn đổi hướng nhìn trung tâm thì các bạn chỉ việc di chuyển tới vị trí muốn làm trung tâm, hướng mặt về phía trước sau đó nhấn giữ nút Oclus Home mấy giây để chờ căn chỉnh hoàn tất
Trong phần này mình hướng dẫn cơ bản về phần cứng như vậy, sang bài sau mình sẽ hướng dẫn chi tiết về các thao tác cài đặt cơ bản bên trong Quest 2 nha! ^^
Nếu các bạn thấy hữu ích, đừng ngại ngần chia sẻ bài này tới bạn bè của các bạn! Nếu bạn có câu hỏi gì hãy đặt câu hỏi ngay tại đây, mình sẽ trả lời sớm nhất có thể! Nếu có thiếu sót gì, các bạn hãy đóng góp ý kiến để những bài hướng dẫn sau của mình hoàn thiện hơn nhé !!! {alertInfo}
NOTE: Nội dung trên blog thuộc bản quyền của KIN. Vui lòng để lại nguồn khi bạn muốn sao chép! Xin cảm ơn :) {alertInfo}